Niềm hy vọng cho các bệnh nhân u máu

Thứ sáu, 27/10/2017, 14:38 GMT+7

U máu là một bệnh lý mạch máu thường gặp ở trẻ em; 59% xuất hiện khi mới sinh, 40% trong tháng đầu, 30% ở trẻ đẻ non dưới 1,8kg cân nặng. Cần phân biệt u  máu (Hemangioma) với dị dạng mạch (Vascular Malformation) do đặc điểm bệnh học và sinh học hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, cần chẩn đoán đúng và có hướng điều trị thích hợp cũng như tiên lượng trước, sau điều trị. 

U máu là do tăng sinh tế bào nội mạch tiến triển qua 3 giai đoạn: tăng sinh, ổn định, thoái triển.
Dị dạng mạch là kích thước thể tích mạch, độ chun giãn không bình thường, không có sự tăng sinh bất thường của tế bào nội mạch, mạch lớn lên tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng của trẻ, tiến triển có thể đơn giản, phức tạp hoặc phối hợp. Dị dạng mạch có thể là mao mạch, bạch mạch, tĩnh mạch, động mạch.

I. CĂN NGUYÊN

Có nhiều giả thuyết liên quan đến căn nguyên gây u máu:

Từ phôi thai, do di tích của trung bì phôi thai
Do nhiễm virus gây u nhú trên người, tiếng Anh còn gọi Human Papuloma virus (HPV) gây mất kiểm soát điều hòa tăng sinh tế bào nội mạch của mạch máu.
Do nội tiết: người ta thấy nồng độ cao của 17-Beta Estradiol ở trẻ u máu.
Heparine do các dưỡng bào tiết ra gây kích thích tế bào sợi và tế bào nội mạch tăng ở các trẻ u máu.

II. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ TIẾN TRIỂN

2.1 Triệu chứng lâm sàng:

Có 3 loại khác nhau cần được phân biệt:

U hạt máu ở da hay còn gọi u máu nông. Loại u máu này có diện tích rộng, hẹp khác nhau, màu đỏ, lúc đầu nhẵn bằng phẳng với mặt da, sau đó gồ lên, sáng hơn, dùng hai ngón tay cái ấn giãn ra có thể mất màu hồng, sau đó trở lại màu cũ khi bỏ tay ra.
U máu dưới da hay còn gọi u máu sâu là khối u dưới da gồ lên so với vùng da lành, nóng, nhưng không thấy mạch đập khi ấn ngón tay.
Màu da trên nền u bình thường hoặc nhạt, hoặc tím, hoặc giãn mao mạch.
U hỗn hợp là hình ảnh hay gặp nhất mang đặc điểm của 2 loại trên, thương tổn đơn lẻ hoặc nhiều u. Vị trí u máu có thể bất kỳ nhưng thường gặp ở đầu cổ (tỷ lệ 50-75%), kích thước thường dưới 3cm đường kính (tỷ lệ 60-80%).

2.2 Tiến triển:

Tiến triển theo 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn tăng sinh: Thường diễn ra trong 3 tháng, nhưng có khi diễn ra trong 6 tháng với u máu nông, 8-10 tháng với u máu sâu. Trong giai đoạn này, 80% u máu tăng gấp đôi kích thước trong đó khoảng 5% phát triển ồ ạt, có thể đe dọa tính mạng, ảnh hưởng chức năng và thẩm mỹ của trẻ.
  • Giai đoạn ổn định: Sau giai đoạn tăng sinh, u máu dần dần ổn định cả kích thước và dấu hiệu lâm sàng, kéo dài đến tháng thứ 18-20.
  • Giai đoạn thoái triển: Giai đoạn này chậm thời gian đầu màu da nhạt dần sau đó u máu dưới da xẹp dần, nhưng chậm hơn. Sự thoái triển này xảy ra đến 70-80% các trường hợp sau 6 tuổi. Sự thoái triển của u máu dưới da thường chậm hơn u máu da.

III. CHẨN ĐOÁN

3.1 Chẩn đoán xác định:

Chẩn đoán chủ yếu dựa vào sự tiến triển của 3 giai đoạn qua theo dõi, thăm khám lâm sàng.

Điều quan trọng là phải phân biệt thương tổn là u máu hay dị dạng mạch máu? 

U máu ở giai đoạn nào? Tăng sinh hay ổn định hay thoái triển.

Siêu âm có thể giúp chẩn đoán trong giai đoạn tăng sinh và các u máu lớn.
Cộng hưởng từ hay chụp cắt lớp có thể giúp ích đối với các trường hợp u máu có biến chứng đe dọa đến tính mạng trẻ.
Chụp mạch nên chỉ định khi cần nút mạch.
Sinh thiết: Thường không cần thiết vì hỏi tiền sử bệnh nhân và các dấu hiệu có trên lâm sàng sẽ biết u máu hay dị dạng mạch.

3.2. Chẩn đoán phân biệt:

- U máu nông với:

  • Giãn mao mạch hoặc giai đọan đầu của u máu nông.
  • Dị dạng mao mạch.

 Cần phải theo dõi trong những tháng đầu sau sinh để phân biệt chẩn đoán.

- U máu sâu với:

Những u máu lành tính bẩm sinh. Loại u máu này đã đạt tới sự tăng sinh cực điểm của tế bào nội mạch ngay từ khi mới sinh. Loại u máu này chia lần 2 loại:

  • U máu bẩm sinh thoái triển nhanh.
  • U máu bẩm sinh không thoái triển.

Các loại u máu này thường không cần can thiệp.

- U máu sâu lành tính mắc phải với:

  • U nguyên bào mạch.
  • U mạch nội mô dạng Kaposi
  • Dị dạng tĩnh mạch
  • Dị dạng bạch mạch
  • Dị dạng động - tĩnh mạch
  • Loạn sản phôi mạch máu.

IV. ĐIỀU TRỊ

U máu ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ và một phần sức khỏe. Bệnh nhân u máu thường tự ti trong sinh hoạt hàng ngày, cũng như giao tiếp với người xung quanh.

Hiện có rất nhiều cách chữa u máu như cắt ghép da hay dùng phương pháp áp lạnh bằng nitơ lỏng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng phù hợp với phương pháp này. Mặt khác, chữa u máu bằng phương pháp truyền thống có thể để lại sẹo, khó cải thiện về mặt thẩm mỹ.

Công nghệ laser của Mỹ - Vbeam Perfecta hiện được xem là phương pháp chữa u máu hiện đại và đem lại hiệu quả cao.

Vbeam Perfecta sử dụng bước sóng 595 nm, cho phép năng lượng laser tác động đến lớp biểu bì và bề mặt da, giúp đánh tan các sắc tố hiệu quả nhờ tác động trực tiếp vào mạch máu. Từ đó, công nghệ này giúp chữa u máu hiệu quả 80 - 90%. Trong quá trình điều trị, VBeam Perfecta còn giúp tái tạo da hiệu quả, cho làn da nhanh sáng và đều màu.

vbeam-treatment-photo_header_2

4VBeam_E._Rostan_before4VBeam_E._Rostan_after          5vbeam_j._finn_m.d._and_s._cox_m.d._before5vbeam_j._finn_m.d._and_s._cox_m.d._post_5_treatments

 

1VBeam_E._Rostan_before1VBeam_E._Rostan_after          2VBeam_G._Goldberg_before2VBeam_G._Goldberg_post_2_treatments

 

Ý kiến bạn đọc

Giới hạn tin theo ngày:

Từ

đến